“Bỏ túi” 6 phương pháp giảm Axit uric hữu hiệu và an toàn cho sức khỏe người bị bệnh

“Bỏ túi” 6 phương pháp giảm Axit uric hữu hiệu và an toàn cho sức khỏe người bị bệnh Bệnh Gout là gì

Hotline 0816677997

Sunday, June 23, 2019

“Bỏ túi” 6 phương pháp giảm Axit uric hữu hiệu và an toàn cho sức khỏe người bị bệnh

“Bỏ túi” 6 phương pháp giảm Axit uric hữu hiệu và an toàn cho sức khỏe người bị bệnh
Khi nhắc đến Axit uric thì ai cũng biết đây là sản phẩm dư thừa trong cơ thể. Một khi nồng độ Axit uric vượt ngưỡng an toàn thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh gout. Do đó cách giảm Axit uric luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Có rất nhiều cách khác nhau để hạ Axit uric. Sau đây Forgout xin chia sẻ một số cách phổ biến như:

Cách 1: Uống thuốc hạ Axit uric

Đây là cách đem lại hiệu quả rất nhanh chóng  nên được nhiều người áp dụng. Trong đó, có một số loại thuốc thường được sử dụng nhiều như: thuốc giảm Axit uric Allopurinol, Febuxostat, Probenecid, Sulfinpyrazone...Những loại thuốc này có chứa hàm lượng tá dược cao nên chúng sẽ giúp hạ Axit uric hiệu quả.
Uống thuốc là một trong những cách giúp giảm axit uric hiệu quả
Tuy nhiên, nhược điểm của cách này là gây ra tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe người bệnh. Thậm chí, nó còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến gan, thận và cả hệ tiêu hóa…rất nguy hiểm. Vì thế, để đạt được hiệu quả như mong muốn thì người bệnh nên sử dụng theo sự chỉ định, kê đơn của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh có thể lựa chọn dùng các sản phẩm khác như các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ hạ Axit uric. Trong đó, có thể kể đến Forgout với khả năng giảm Axit uric an toàn và nhanh chóng.

Cách 2: Giảm Axit uric

Hiện nay, có 3 cách phổ biến nhất để giảm Axit uric trong máu gồm:
  • Phương pháp tăng đào thải qua thận (phổ biến)
  • Phương pháp kiềm sinh học (ít phổ biến)
  • Phương pháp ngăn chặn chuyển hóa Axit Uric từ đầu (phương pháp mới).

Cách 3: Giảm Axit uric trong máu bằng các loại thảo dược tự nhiên

Nếu e ngại việc sử dụng thuốc tây thì người bệnh có thể dùng các loại thuốc thảo dược có sẵn trong tự nhiên. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng trong những trường hợp tình trạng tăng Axit uric trong máu chưa quá nghiêm trọng. Có thể kể đến một số loại cây như tía tô, lá trầu không, cây sói rừng, lá lốt…Bởi vì trong Đông y đây đều là những vị thuốc có khả năng giải độc, lợi tiểu, chống viêm, từ đó giúp giảm Axit uric một cách hiệu quả.

Cách 4: Uống thật nhiều

Tăng cường uống nước vì nước sẽ giúp kích thích bài tiết đào thải Axit uric tốt hơn
Một trong những cách tăng khả năng đào thải Axit uric ra khỏi cơ thể hiệu quả đó là người bệnh nên uống thật nhiều nước. Người bệnh có thể uống nước lọc, một số loại nước ép có tác dụng giảm Axit uric như nước ép dưa leo, bưởi, cherry, dứa, nước chanh, trà xanh, giấm táo…Lưu ý, cách này chỉ có tác dụng với những người mới bị tăng Axit uric. Tốt nhất người bệnh vẫn cần phải được kiểm tra tình trạng bệnh ra sao để có hướng điều trị phù hợp.

Cách 5: Bổ sung nhiều chất xơ trong ăn uống hằng ngày

Hàm lượng chất xơ có trong rau xanh cực kỳ lớn tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, hàm lượng chất xơ này có khả năng tăng cường quá trình trao đổi chất cũng như kiểm soát Axit uric máu tăng một cách hiệu quả. Vì thế, hãy tăng cường bổ sung một số loại rau xanh như cải bẹ xanh, rau cần, súp lơ xanh, rau mùi, mồng tơi…Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên bổ sung thêm các loại trái cây giàu vitamin, khoáng chất như chuối, cà rốt, hạnh nhân…

Cách 6: Hạn chế thực phẩm có chứa purin

Những người bị tăng Axit uric trong máu cần cân bằng lại chế độ ăn uống của mình sao cho khoa học. Tránh xa các loại thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, thịt nguội, xúc xích, các loại ngũ cốc, hạt, rượu bia…Điều này sẽ giúp cơ thể không sản sinh ra nhiều Axit uric dư thừa.

Lưu ý: Việc Axit uric tăng cao trong máu sẽ phát triển theo từng cột mốc khác nhauphụ thuộc vào nồng độ Axit uric như thế nào thì người bệnh sẽ áp dụng các cách giảm Axit uric cho phù hợp. Chẳng hạn như những người bị tăng Axit uric ở mức độ nhẹ thì có thể áp dụng các cách như điều chỉnh thói quen ăn uống, dùng thảo dược tự nhiên mà không cần dùng thuốc. Nhưng với những trường hợp nặng thì người bệnh cần dùng thuốc và thường xuyên kiểm tra, theo dõi để có hướng điều trị bệnh tích cực.